Lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết kém sắc
Sau khi trùng tu và đưa vào hoạt động trở lại vào ngày 1.8.2024, Hải Vân quan trở thành điểm check-in của người dân trong và ngoài nước vào dịp Tết Ất Tỵ. Hải Vân Quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ cao 496 m so với mặt nước biển, thuộc dãy núi Bạch Mã - Hải Vân. Ngày nay, Hải Vân quan thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, TP.Huế và P. Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng. Ngày 14.4.2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Hải Vân quan là di tích cấp quốc gia.Trong những ngày xuân nắng ấm, người dân Đà Nẵng, Huế chạy xe máy, ô tô theo lên Hải Vân quan chụp hình. Không khí xuân tràn ngập Hải Vân quan. Ông Nguyễn Thanh Sáu - nhân viên bảo vệ Hải Vân quan cho biết: "Tết Ất Tỵ là năm đầu tiên người dân tham quan Hải Vân quan sau 2 năm trùng tu. Bình thường chủ yếu là người nước ngoài nhưng dịp tết thì người Việt đông hơn. Lượng khách những ngày tết ước tăng gấp 2 - 3 so với ngày thường".Hải Vân quan - Đồn Nhất còn là biểu tượng quật cường của quân dân Liên khu V. Trong kháng chiến chống Pháp, đèo Hải Vân và Hải Vân quan trở thành khu vực trọng điểm và là vị trí chiến lược.Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 22.5.2023
Hãng Yonhap ngày 10.2 đưa tin khoảng 40% số trang trại chó ở Hàn Quốc đã tự nguyện đóng cửa kể từ năm ngoái, khi nước này ban hành luật cấm tiêu thụ thịt chó.Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, có 623 trong số 1.537 trang trại chó thịt trên cả nước đã đóng cửa kể từ khi luật đặc biệt về cấm nuôi và giết mổ chó để lấy thịt được ban hành vào tháng 8.2024.Có 449 trang trại đã đóng cửa là các trang trại nhỏ, với số lượng dưới 300 con. Ngoài ra, các trang trại đã đóng cửa còn có 153 trang trại cỡ trung, nuôi từ 300-1.000 con và 21 trang trại lớn, nuôi hơn 1.000 con. Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu xóa bỏ mọi hoạt động buôn bán thịt chó trong nước trước đầu năm 2027, bao gồm cả việc chăn nuôi và phân phối. Theo tờ The Korea Times, để đạt được mục tiêu này, hiện tại chính quyền đang khuyến khích tất cả những người buôn bán thịt chó địa phương tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh.Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc dự đoán khoảng 938 trang trại chó thịt, tương đương 60%, sẽ đóng cửa vào cuối năm nay.Để hỗ trợ các doanh nghiệp thịt chó tuân thủ luật sắp tới, chính phủ cho biết họ đang hướng dẫn việc đóng cửa doanh nghiệp, cũng như tham vấn và hỗ trợ thêm để bắt đầu các dự án kinh doanh mới.Đối với những người chưa đóng cửa các trang trại thịt chó của mình, cơ quan chức năng cho biết họ sẽ thường xuyên theo dõi để phát hiện bất kỳ thay đổi nào, như quy mô trang trại, số lượng chó, đồng thời cập nhật về những hỗ trợ của chính phủ để thuyết phục họ đóng cửa sớm hơn.Chính phủ hỗ trợ các trang trại chó dựa trên thời gian đóng cửa, với mức hỗ trợ từ 225.000 - 600.000 won (3,9-10,5 triệu đồng)/con.Sau khi luật trên áp dụng vào năm 2027, người vi phạm có thể chịu tối đa 2 năm tù giam hoặc bị phạt 30 triệu won (khoảng 555 triệu đồng).Thói quen ăn thịt chó tại Hàn Quốc được cho là có từ hàng thế kỷ nhưng trong vài chục năm trở lại đây ngày càng giảm khi nhận thức về quyền động vật ngày càng tăng và số người nuôi chó làm thú cưng cũng tăng.
HLV Hoàng Anh Tuấn: 'Tôi chỉ hài lòng kết quả, phải quên ngay chiến thắng này'
Trong quá trình kiểm tra dự án đóng tàu ngầm nói trên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã xem xét "một tàu ngầm tên lửa dẫn đường chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân" đang được đóng theo quyết định quốc phòng được công bố tại một đại hội đảng quan trọng vào năm 2021, theo KCNA.Cụm từ "một tàu ngầm tên lửa dẫn đường chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân" có thể hé lộ đó là một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), thường được gọi là tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN). Đây là lần đầu tiên Triều Tiên công khai tiết lộ về việc đóng một chiếc SSBN và hình dáng của con tàu, theo Hãng tin Yonhap.Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là một trong những hệ thống vũ khí tinh vi mà ông Kim đã cam kết sẽ phát triển trong đại hội đảng. Những hệ thống vũ khí tinh vi đó còn có vệ tinh do thám và tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn.Khi kiểm tra dự án đóng tàu ngầm mới, nhà lãnh đạo Kim nhấn mạnh nhu cầu phát triển "tàu chiến áp đảo" như một biện pháp răn đe mạnh mẽ để kiềm chế "ngoại giao pháo hạm" của các thế lực thù địch. Theo KCNA, ông Kim "nói rằng CHDCND Triều Tiên sẽ không bao giờ đứng yên quan sát các hoạt động quân sự trên biển và dưới nước của kẻ thù đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích của CHDCND Triều Tiên bằng cách liên tục triển khai số lượng lớn các tài sản chiến lược".Ông Kim "khẳng định rằng khả năng phòng thủ trên biển của CHDCND Triều Tiên, hiện đang ở vị trí có trách nhiệm và chủ chốt trong việc bảo vệ hòa bình ở bán đảo Triều Tiên và khu vực, sẽ được thể hiện đầy đủ ở bất kỳ vùng biển cần thiết nào mà không bị giới hạn", theo KCNA. Ông Kim cũng đặt ra nhiệm vụ hiện đại hóa các tàu hải quân trên biển và dưới nước của Triều Tiên, bao gồm mục tiêu phát triển và sở hữu tàu chiến, theo KCNA.Vào tháng 9.2023, Bình Nhưỡng đã công bố tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật đầu tiên có khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân dưới nước. Vào thời điểm đó, ông Kim đã công bố kế hoạch chế tạo thêm nhiều tàu ngầm, trong đó có cả tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, theo Yonhap.
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Quy định 264 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định 69 năm 2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.Theo đó, Quy định 264 bổ sung các nội dung kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm về lãng phí tại 4 điều của Quy định 69 trước đó.Tại điểm e, khoản 1, điều 6, quy định về tình tiết tăng nặng mức kỷ luật, Quy định 264 đã bổ sung thêm hành vi biết mà không ngăn chặn hoặc để cán bộ, đảng viên thuộc tổ chức mình trực tiếp quản lý xảy ra lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng bên cạnh việc xảy ra tham nhũng, tiêu cực như quy định trước đó.Tương tự, tại điểm e, khoản 2, điều 11 quy định về vi phạm công tác tổ chức, cán bộ và công tác đảng viên) thành "bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định hoặc không kiến nghị xử lý đảng viên có hành vi chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, giấy xác nhận không hợp pháp".Tên của điều 17 thuộc chương 2 về kỷ luật tổ chức đảng vi phạm cũng được sửa từ "vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực" thành "vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực".Cùng đó, các điểm b, c của khoản 1; điểm a, b, c, d, đ của khoản 2; điểm a, b của khoản 3, điều 17 cũng được bổ sung nội dung về lãng phí bên cạnh tham nhũng, tiêu cực như trước đây.Chẳng hạn, tại các điểm a, b, c, d của khoản 2, điều 17 đã bổ sung nội dung lãng phí vào các hành vi vi phạm của tổ chức đảng sẽ bị kỷ luật cảnh cáo như sau:a) Không xử lý, bao che, dung túng cho tổ chức, cá nhân tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và vi phạm quy định về kê khai, công khai, kiểm soát tài sản, thu nhập.b) Ban hành nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp mình về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.c) Không xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý.d) Không lãnh đạo, chỉ đạo hoặc có hành vi cản trở hoạt động thu hồi tiền, tài sản tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.đ) Chỉ đạo chỉ xử lý nội bộ hoặc xử lý về hành chính đối với cá nhân tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, có dấu hiệu tội phạm.Tại chương 3 về kỷ luật đảng viên vi phạm, tên điều 39 cũng được đổi thành: "Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực".Tương tự như điều 17, nội dung lãng phí cũng được bổ sung vào các quy định tại các khoản của điều này. Theo đó, Quy định 264 quy định: Đảng viên sẽ bị kỷ luật khiển trách nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách mà không chủ động xử lý.Đảng viên sẽ bị kỷ luật cảnh cáo, cách chức nếu có các hành vi sau:Biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng tại cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách.Tiết lộ thông tin, đe dọa, trả thù, trù dập người phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Lợi dụng việc phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để vu khống cơ quan, tổ chức, cá nhân.Đảng viên sẽ bị khai trừ Đảng nếu vi phạm các hành vi sau:Không chỉ đạo và tổ chức thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Chỉ đạo xử lý hành chính, kinh tế đối với hành vi tham nhũng, tiêu cực, có dấu hiệu tội phạm hoặc cho miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trái pháp luật đối với người phạm tội tham nhũng, tiêu cực.Lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che hoặc cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để làm trái quy định, trục lợi; dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.
Học thiết kế, kiến trúc trong thời AI có cần năng khiếu?
Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 3.2, Bình Nhưỡng cho rằng những phát biểu của ông Rubio nhằm làm hoen ố hình ảnh của một quốc gia có chủ quyền và coi đây là hành động khiêu khích chính trị nghiêm trọng. Trong một buổi phỏng vấn gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã đề cập Triều Tiên và Iran như những "quốc gia bất hảo" mà Mỹ cần phải giải quyết khi hoạch định chính sách đối ngoại.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói những phát biểu của ông Rubio lại một lần nữa cho thấy chính sách thù địch của Mỹ đối với Triều Tiên vẫn không thay đổi.Người phát ngôn nói Triều Tiên "sẽ không bao giờ dung thứ cho bất kỳ hành động khiêu khích nào của Mỹ" và "Bình Nhưỡng sẽ có những hành động đáp trả cứng rắn"."Quốc gia bất hảo" là cách gọi được một nước sử dụng khi coi nước khác là bên gây nên các mối đe dọa cho hòa bình thế giới. Theo từ điển Oxford, thuật ngữ này từng được dùng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton để chỉ những nước bị Washington coi là đi ngược chuẩn mực quốc tế, quyết tâm sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và tài trợ khủng bố.Đây là lần đầu Triều Tiên công khai chỉ trích chính quyền nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ Donald Trump.Theo Yonhap, ông Trump đã thể hiện mong muốn gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Giới quan sát coi đây là tín hiệu về khả năng có cuộc gặp mặt thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim Jong-un. Hai nhà lãnh đạo từng gặp nhau 3 lần trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Triều Tiên vẫn chưa phản hồi về thông tin này.